Logo Dr Minh Loader

ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC: TẠI SAO PHẢI MỔ?

CHỨC NĂNG CỦA DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC (DCCT)

– DCCT có chức năng làm vững khớp gối theo chiều trước sau, đảm bảo cho mâm chày không bị trượt ra trước trong quá trình gấp duỗi khớp gối, đặc biệt trong tư thế gấp gối 30 độ. Nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, ở tư thế gấp gối 30 độ, DCCT là yếu tố duy nhất chống lại sự trượt ra trước của mâm chày so với xương đùi.
– DCCT có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự vững chắc của khớp gối trong động tác xoay. Ngoài động tác gấp và duỗi, khớp gối còn có biên độ xoay biểu hiện bằng sự xoay của mâm chày so với xương đùi. Động tác xoay của gối có thể phối hợp với động tác gấp và duỗi hoặc hoàn toàn độc lập nhất là ở tư thế gấp gối. Ở tư thế gấp gối, biên độ xoay trong của khớp gối khoảng 10 độ và biên độ xoay ngoài của khớp gối khoảng 40 độ. Khi gấp gối, 2 dây chằng bên (dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài) đều chùng trong khi hai dây chằng chéo căng và biên độ xoay của gối là nhờ chuyển động xoắn của DCCT và dây chằng chéo sau (DCCS).

– Cùng với DCCS, DCCT tạo nên sự vững chắc khớp gối theo chiều trước sau và chuyển động xoay. Mối quan hệ chặt chẽ của DCCT với DCCS đảm bảo hoạt động bình thường của khớp gối theo chiều trước sau và xoay.

HẬU QUẢ CỦA ĐỨT DCCT

– Đứt DCCT gây mất vững khớp gối theo chiều trước sau và chuyển động xoay của khớp gối làm ảnh hưởng đến hoạt động thể lực của người bệnh, đặc biệt ở người trẻ tuổi có nhu cầu hoạt động thể lực cao.
– Tổn thương sụn chêm thứ phát: Sự mất vững khớp gối làm cho mâm chày trượt ra trước so với lồi cầu đùi khiến cho sụn chêm bị kẹt giữa 2 xương và bị rách. Sự lặp đi lặp lại của hiện tượng này làm cho rách sụn chêm ngày càng lan rộng.
– Tổn thương sụn khớp: Thay đổi động học của khớp gối dẫn đến sự bất thường trong phân phối lực của lồi cầu xương đùi xuống mâm chày làm cho tổn thương sụn khớp. Hậu quả là dẫn đến thoái hóa khớp gối.

ĐỨT DCCT: AI PHẢI MỔ?

– Đứt DCCT hoàn toàn có chỉ định mổ tái tạo DCCT nhằm cải thiện chức năng khớp gối và ngăn ngừa các tổn thương thứ phát do đứt DCCT gây nên.
– Đứt DCCT không hoàn toàn nhưng phần còn lại của DCCT không còn đủ để giữ vững khớp gối ở người bệnh có nhu cầu vận động thể lực cao cũng có chỉ định mổ tái tạo DCCT.
Tuy nhiên một số yếu tố cần cân nhắc đến khi chỉ định mổ tái tạo DCCT bao gồm:
– Tuổi của người bệnh: Thường thì mổ tạo hình DCCT được chỉ định cho người trẻ tuổi (thường dưới 50 tuổi). Tuy nhiên một số báo cáo y khoa về tái tạo DCCT cho người trên 50 tuổi cũng cho kết quả khả quan.
– Nhu cầu vận động thể lực của người bệnh: Chỉ định mổ tái tạo DCCT được đặt ra với những người có nhu cầu vận động thể lực cường độ cao (ví dụ vận động viên, người ưa chơi thể thao).
– Biên độ vận động của khớp gối: Chỉ nên tái tạo DCCT khi người bệnh có biên độ khớp gối bình thường hoặc gần như bình thường vì nó ảnh hưởng đến biên độ vận động khớp gối sau mổ.
– Sức mạnh của cơ tứ đầu đùi: Cơ tứ đầu đùi càng yếu thì hiệu quả tái tạo DCCT càng thấp. Vì thế tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi trước mổ là cần thiết để có được kết quả khả quan.
– Tổn thương xương kèm theo: Nếu có tổn thương xương kèm theo (phù tủy xương) sẽ ảnh hưởng đến khả năng cố định vững chắc mảnh ghép trong đường hầm xương và tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
– Khớp gối có biểu hiện viêm nhiễm hay không? Mổ tái tạo DCCT không được đặt ra với những trường hợp có nhiễm trùng khớp gối và cần cân nhắc với những trường hợp có viêm hoạt dịch khớp gối.
– Tổn thương DCCT trên khớp gối/ chi thể dị tật: Nếu người bệnh có khớp gối hoặc chi dưới dị tật thì không thể hoạt động thể lực ở mức độ cao nên việc tạo hình DCCT là không cần thiết.

Tin liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.

Menu

Contact us

Leave your phone number. We will call you back soon!
Callback request sent! We will contact you soon.
Error sending callback request! Please try again!
Write a email to us!
Email sent! We will contact you soon.
Error sending email! Please try again!